Tự động tải mới trang web khi code với Visual Studio Code

VSCode, một app code cực nhẹ nhưng lại không có web server kèm theo. Điều này làm cho chúng ta khá là băn khoăn đối với những ai quen ấn F5 và không thấy có gì xảy ra vì đã quen khi code trên Visual Studio ấn F5 là browser hiện ra chạy web của mình. Hơn nữa, khi code giao diện web cũng khá là phiền khi phải refresh trang liên tục để xem thay đổi vừa ý chưa.

Nếu như trên Visual Studio bạn có thể cài plug in vào dễ dàng để tự động tải mới trang khi có thay đổi trong code (bạn tìm từ khóa gulp, live reload) thì khi dùng VSCode, bạn sẽ phải dùng Node.js

Cài Visual Studio Code và Node.js

Đầu tiên bạn tải về VSCode Node.js rồi cài đặt như bình thường.
Để kiểm tra node.js đã được cài đặt đúng chưa, bạn mở cmd lên và gõ:

npm -v

Nếu bạn gặp lỗi thì hãy thử khởi động lại máy và kiểm tra xem npm và nodejs có trong biến PATH của máy chưa.

 Kiểm tra biến PATH trong Windows

  1. Chuột phải My Computer
  2. Chọn Properties
  3. Chọn Advanced system settings
  4. Chọn tab Advanced
  5. Chọn Environment Variables

Bạn sẽ thấy có 2 biến Path, một là cho user (bảng ở trên) và một là cho toàn hệ thống – system wide (bảng ở dưới).

Capture5

Ở bảng user bạn chọn Path và Edit. Bạn hãy xem có đoạn này không, không thì bạn thêm đoạn này vào đầu:

C:\Users\[username]\AppData\Roaming\npm;

Cũng tương tự bạn làm ở bảng system wide

C:\Users\[username]\AppData\Roaming\npm;

Tạo Project

Tạo thư mục tên là Demo. Sau đó bạn mở VSCode, File -> Open Folder, bạn trỏ tới folder Demo bạn đã tạo. Sau đó bạn gõ đoạn code sau và lưu lại thành file index.html lưu trong thư mục Demo.

<html>
    <body>
        Hello world!
        <br>
        This is an awesome site!
    </body>
</html>

Capture1

Cài web server

Web server bạn nên dùng live-server, web server này có thể chạy ở bất kì thư mục nào, phát hiện những thay đổi trong code và tự động tải lại trang web, khá tiện lợi.

Bạn mở cmd và gõ:

npm install -g live-server

Chạy live-server trong VSCode

Trong VSCode, click chuột phải file index.html, chọn Open in Command Prompt. Ở cửa sổ cmd, bạn gõ:
live-server

Live-server sẽ tự động mở trình duyệt mặc định và chạy cho tới khi bạn đóng cmd.

Capture3

Live preview

Để kiểm tra việc tự động tải mới trang web khi code thay đổi, bạn thử thay đổi nội dung của file index.html . Ngay khi bạn ấn Save, trang web sẽ tự động tải mới.

Thay vì ấn phải Save thì VSCode có chức năng Auto Save.
Bạn vào File -> Auto Save để bật lên nhé.

Capture4

Enjoy Coding! J

 

Nguyễn Mạnh Trường
Địa chỉ: Số nhà 25, đường Quỳnh Lân 2, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Minecraft Windows 10 Edition Beta – Giống bản Pocket Edition – Game cực mượt – Multiplayer cực dễ

Đôi chút về Minecraft

Minecraft là một game thế giới mở. Được tạo ra bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus “Notch”Peson và sau đó được phát triển và phát hành bởi một công ty ở Thụy Điển là Mojang. Sau đó vào ngày 16 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã chính thức mua lại với mức giá 2.5 tỉ USD. Nhiều người ngộ nhận rằng đây là game hạng bét khi lần đầu nhìn đồ họa Minecraft. Tuy nhiên tựa game này đã phát triển thần tốc từ hệ máy PC lên Xbox 360 và sau đó là Pocket Edition dành cho hệ di động với doanh số bán trên PC là hơn 20 triệu bản và tổng doanh số là 70 triệu bản. Minecraft còn được sử dụng trong việc giảng dạy tại hàng trăm trường học trên khắp thế giới (ở Stockholm thì Minecraft đã trở thành một môn học bắt buộc).

Minecraft

Minecraft bản PC/Mac đã bán được hơn 20 triệu bản.

Minecraft Windows 10 Edition Beta

Minecraft Windows 10 Edition Beta là một ứng dụng Universal trên nền tảng Windows 10. Vì là một ứng dụng Universal nên game sẽ không chạy trên phiên bản Java như chúng ta đã quen chơi trên PC. Bản này khá giống bản Pocket Edition, ai đã từng chơi sẽ nhận ra ngay, khác một vài điểm như phần “Achivement” sẽ hiện trên ứng dụng Xbox, khả năng chơi trên Hololens.

Minecraft-hololens-universal-app

Minecraft Windows 10 Edition Beta là một ứng dụng Universal

Giống bản Pocket Edition, fps mượt

Đầu tiên chơi mình cảm thấy là FPS tốt, game mượt hơn nhiều so với bản PC chạy java cũ mình từng chơi. Mình chơi trên máy cấu hình khá cổ: chip core i3 đời đầu, card HD Graphics đời đầu nhưng game chạy rất mượt. Mượt là thế nhưng buồn là vì game giống bản Pocket Edition, cách craft đồ y chang, nhiều item chưa có và giao diện hòm đồ cực bất tiện. Hy vọng thời gian tới Minecraft sẽ được cập nhật.

Minecraft in-game

Game cơ chế khá giống bản Pocket Edition,game mượt, fps tốt.

Chơi multiplayer cực dễ

Hiện giờ bạn chỉ có thể chơi multiplayer giữa các máy đều cài bản Minecraft Windows 10 Edition Beta hoặc Minecraft Pocket Edition. Tuy nhiên cách chơi online multiplayer cũng tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu như trước kia bạn sẽ phải đánh IP của server bạn muốn chơi vào rồi connect, hoặc bạn nào quen xài chùa đồ crack thì sẽ phải dùng một số tool khá phức tạp để thiết lập thì bây giờ cách kết nối cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ như mình vừa kết bạn với bạn Jibzran và rủ chơi cùng:

Đầu tiên bạn và bạn của bạn hãy “Add friend”, sau khi bạn của bạn chấp nhận thì sẽ hiện trên danh sách Friends, như trong hình mình và bạn Jibzran:

Screenshot (95)

Sau khi Jibzran tạo một “New world” thì mình sẽ join vào. Sau đó mình vào game, mở sang tab Friends sẽ thấy server bạn Jibzran đang chơi và click vào, thế là xong. Nếu bạn không thấy tên server thì hãy vào Options kiểm tra và bật “Broadcast to Lan” và “Broadcast to Xbox Live” ở máy bạn của bạn nhé.

Screenshot (96)

Còn khi muốn mời ai đó vào chơi cùng thì bạn hãy ấn Esc, chọn “Invite Player” và click vào tên bạn của bạn.

Screenshot (97)

Download link

Link tải Minecraft Windows 10 Edition Beta ở đây: Link store.
Bản này miễn phí với những ai đã mua bản Minecraft PC/Mac (giá là $26.95), nếu không bạn cũng có thể chơi thử nghiệm khoảng 100 phút (nếu mình nhớ không nhầm) hoặc mua với giá $9.99.

Screenshot (81)

Enjoy crafting! 😀

2016 Hello Cloud Challenge

comp_hellocloud_wide-a532c5f0ca9b

Hãy bắt đầu “vọc” Microsoft Azure và bạn sẽ có cơ hội trúng $1000

Điện toán đám mây đã và đang có những tác động tích cực và nhanh chóng tới ngành công nghệ thông tin. Khi bạn ứng tuyển, nếu bạn viết bạn có kinh nghiệm hoặc đã từng làm về “cloud” (đám mây) trong CV của mình thì bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi. Hãy bắt đầu viết chương trình Hello Cloud đầu tiên của mình nào. Nếu bạn là sinh viên khi bạn sử dụng Microsoft Azure sẽ được ưu ái rất nhiều: free subscription (không cần thông tin thẻ tín dụng để tạo tài khoản), tạo web apps, sử dụng database, và còn rất nhiều thứ khác nữa.

Mỗi tháng sẽ có một bạn sinh viên được bốc thăm để trúng $1000 từ chương trình. Để tham gia, bạn chỉ cần hoàn thành một thử thách từ chương trình Hello Cloud. Mỗi phần bạn hoàn thành thêm sẽ tăng thêm cơ hội cho bạn. Và mỗi phần bạn chỉ cần làm một lần, các tháng tiếp theo tên bạn sẽ vẫn ở trong danh sách bốc thăm.

Đăng ký Hello Cloud ở đây và bắt đầu nào!

Vậy bạn cần làm những gì? Những gì bạn làm sau đây cũng là các bước để bạn quản lý (manage) và triển khai (deploy) project của bạn trên cloud.

Phần một: Triển khai một Web App

Chi tiết từng bước bạn có thể tham khảo ở đây. Bạn có thể dùng sẵn web app của mình hoặc copy paste đoạn code sau:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
    <title>Hello Cloud!</title>
    <metacharset="utf-8"/>
</head>
<body>
    <h1>Hello Cloud!</h1>
    <p>Check out this sweet website I made in Visual Studio 2015!</p>
</body>
</html>

Tới đây là bạn gần xong rồi, copy URL tới web app của bạn (đường link sẽ gần giống như sau http://myhellocloud.azurewebsites.net/ ) và paste vào form đăng kí Hello Cloud tại trang Imagine Cup Dashboard của bạn. Đăng ký là hợp lệ nếu BTC click vào URL của bạn và web app của bạn chạy bình thường. DONE 😀

Phần hai: Triển khai WordPress Website

WordPress là một công cụ mạnh mẽ và được sử dụng phổ biến để tạo, quản lý website và blog. WordPress hoàn toàn free và nguồn mở, với một cộng đồng người dùng rất lớn trên cả thế giới. Với Microsoft Azure, bạn có thể triển khai cũng như chỉnh sửa, cập nhật WordPress website của mình chỉ trong phút chốc và hoàn toàn miễn phí.

Chi tiết từng bước bạn có thể tham khảo ở đây. Sau khi bạn đã hoàn thành trang WordPress của mình, copy URL tới web app của bạn (đường link sẽ gần giống như sau http://myhellocloud.azurewebsites.net/ ) và paste vào form đăng kí Hello Cloud tại trang Imagine Cup Dashboard của bạn. Đăng ký là hợp lệ nếu BTC click vào URL của bạn và web app của bạn chạy bình thường. DONE 😀

Sẽ còn nhiều thử thách nữa

Sắp tới sẽ còn nhiều thử thách nữa, gồm MySQL, Azure Machine Learning, và còn nữa. Vậy thì hãy bắt tay và hoàn thành hai thử thách này luôn nào, hãy nhớ là bạn hoàn thành càng nhiều thì càng có cơ hội giành chiến thắng.

Deadline khi nào?

Mỗi tháng sẽ có một người may mắn được bốc thăm vào thứ Tư cuối cùng của tháng. Hạn cuối để bạn gửi URLs lên Dashboard của mình là 23 giờ 59 phút giờ GMT thứ Ba cuối cùng của mỗi tháng.

Làm thế nào để có Microsoft Azure?

Để tìm hiểu cách đăng ký và kích hoạt Azure, bạn tham khảo một số bài viết sau nhé:
http://bit.ly/1HVO7NP
http://bit.ly/1E3yUzr

——————————————————————
ReSharper - Trợ thủ đắc lực cho Visual Studio

Miễn phí cho sinh viên: sử dụng ReSharper miễn phí bản quyền

Nếu bạn là sinh viên thì bạn có một quyền lợi rất lớn, đó là có rất nhiều phần mềm có chương trình ưu đãi đặc biệt hoặc miễn phí bản quyền dành cho sinh viên. Vậy bạn có biết có một trợ thủ đắc lực cho Visual Studio đó là ReSharper, giúp cho bạn phân tích code hay dở, phát hiện và sửa lỗi nhanh chóng, mở rộng thêm khả năng của IntelliSense, … còn rất nhiều tính năng thú vị khác nữa, chi tiết bạn có thể tìm hiểu thêm ở trang chủ của ReSharper.

ReSharper - Trợ thủ đắc lực cho Visual Studio

ReSharper – Trợ thủ đắc lực cho Visual Studio

Cái tên ReSharper cũng khá chơi chữ nhỉ. Bản mới nhất là bản 9.1.3 đã hỗ trợ Visual Studio 2015. ReShaper là một phần mềm tính phí, có rất nhiều gói để bạn chọn phù hợp với mình. Như mình nói nếu bạn là sinh viên thì hoàn toàn miễn phí nhé. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng kí sử dụng miễn phí bản quyền.

Đầu tiên các bạn vào: https://www.jetbrains.com/student/
Bạn sẽ thấy ReSharper, cùng một số phần mềm khác, nằm trong danh sách được miễn phí dành cho sinh viên. Bạn kéo xuống dưới chọn “Apply Now”.

Screenshot (10)Tiếp theo bạn có 3 cách để xác thực bạn là sinh viên:

RegisterCách 1: University email address
Bạn sẽ dùng mail của trường cấp, thường là đuôi .edu để xác thực.

Cách 2: ISIC/ITIC membership
Nôm na thì ISIC/ITIC như một chiếc thẻ sinh viên quốc tế, nếu bạn có chiếc thẻ này thì điền như ảnh hướng dẫn nha.

Cách 3: Official document
Bạn sẽ gửi đính kèm một file tài liệu để họ xác thực. Có thể là một bức ảnh hay file tài liệu chứng minh bạn là sinh viên, ví dụ như thẻ sinh viên, giấy báo nhập học, … Hồi trước có dùng cách này để kích hoạt Xamarin.

Bạn điền thông tin đầy đủ vào form, sau đó click Apply for Free Products.
Sau đó vào hòm thư check mail vào click vào link kích hoạt nhé.

Screenshot (13)Phần đăng ký đã xong, ở trang bạn bây giờ bạn hãy download ReSharper. Link tải tại đây: https://www.jetbrains.com/resharper/download/

Sau khi tải về, bạn cài đặt bình thường, sau đó mở Visual Studio lên.

Ở dòng “Use JB account:” bạn click vào dấu cộng màu xanh lá cây ở cuối dòng và đăng nhập vào tài khoản bạn vừa tạo.

Screenshot (7)

Đến đây mọi việc đã xong, bạn có thể bắt đầu sử dụng ReSharper được rồi.
Chúc bạn thành công. Enjoy coding!

Screenshot (8)